Tùy chọn tìm kiếm khác
Tùy chọn tìm kiếm khác
Tùy chọn tìm kiếm khác
Chúng tôi đã tìm thấy 0 các kết quả. Xem Kết quả
Kết quả tìm kiếm của bạn

Bất động sản hồ chí minh 2019

Gửi bởi webchuyennghiep247 trên 29/07/2019
0

Xu hướng bất động sản HCM2019.

TP. Hồ Chí Minh: Đón đầu xu hướng bất động sản vùng ven.

– Sự chững lại của thị trường bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh từ giữa năm 2018 đã góp phần khiến thị trường các tỉnh giáp ranh tăng nhiệt tại nhiều phân khúc, với hàng loạt dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản.
pham lam
Tổng Giám đốc DKRA Vietnam Phạm Lâm nêu những yếu tố tác động đến thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh. Ảnh ĐD

Sáng ngày 4/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) đã tổ chức buổi công bố Báo cáo thị trường BĐS nhà ở TP. Hồ Chí Minh quý I/2019. Tại buổi công bố, các chuyên gia của DKRA Vietnam đã cập nhật tình hình thị trường BĐS nhà ở TP. Hồ Chí Minh diễn ra trong quý, với những biến động không ngừng về tỷ lệ nguồn cung và lượng tiêu thụ trong tất cả các phân khúc, bên cạnh đó là những điểm nóng đáng chú ý, chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức trong tương lai.

Ông Phạm Lâm – Tổng Giám đốc DKRA Vietnam cũng chia sẻ những nghiên cứu đáng chú ý về thị trường BĐS. Theo đó, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2017 đến nay, thị trường BĐS các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận sự sôi động ở phân khúc đất nền. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, sự chững lại của TP. Hồ Chí Minh đã góp phần tỏa nhiệt đến các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… và xa hơn là đến Bình Thuận.

Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự… với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản. Sự tăng trưởng đã đưa thị trường BĐS các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông lên một cấp độ phát triển mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm “nóng” BĐS đáng chú ý như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)…

toan canh 
 Hơn 300 nhà đầu tư quan tâm đến thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh. Ảnh ĐD
Tuy nhiên, việc hình thành những điểm “nóng” BĐS mới xung quanh TP. Hồ Chí Minh cũng tạo ra nhiều thách thức trong việc hoàn thiện hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết nối vùng. Chính vì thế mà TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương phải có một chiến lược quy hoạch đồng bộ để tạo ra những đô thị vệ tinh, đầy đủ tiện ích. Mặt khác, sự tăng trưởng nóng của các tỉnh giáp ranh còn ẩn chứa nhiều rủi ro về biến động giá cả, thậm chí ở một số thời điểm đã xảy ra sốt giá, đẩy thị trường BĐS rơi vào trạng thái thiếu ổn định.

Ngược lại, sự tăng tốc của thị trường BĐS các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh và một vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông là cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền từ TP. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện an cư cho những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực.

“Trên lợi thế phát triển hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng cũng như những dự án nội tại của địa phương đã – đang và sẽ tiếp tục được Nhà nước đầu tư, sự chuyển biến tích cực của thị trường BĐS các khu vực nêu trên không chỉ là sự đón đầu mà còn được nhận định như một luồng gió mới trong việc đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, giải tỏa bớt áp lực cho thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh cả về dân số, nhà ở…, góp phần hiện thực vùng đô thị tại TP. Hồ Chí Minh” – ông Phạm Lâm nói./.

So sánh các bảng liệt kê